(PLO)- Một xã ở ngoại thành Hà Nội đã nhận được số tiền 1,7 tỉ đồng để xây dựng dự án về TP an toàn và thân thiện cho trẻ em gái.
Ngày 12-8, UBND huyện Đông Anh, Tổ chức Plan International Việt Nam và Viện LIGHT chính thức triển khai dự án “TP an toàn và thân thiện với trẻ em gái”.
Dự án nhằm mục tiêu tăng cường an toàn cho trẻ em gái tại nơi công cộng thông qua can thiệp thí điểm xây dựng cộng đồng, xây dựng TP an toàn và thân thiện hơn với các em gái.
Câu lạc bộ trẻ em gái ra mắt tại lễ triển khai.
Lương 500 - 900 USD/tháng. Thoắt ở TPHCM, thoắt Bến Tre, Bình Phước, Đắk Lắk... Đến đâu, người dân quê chất phác cũng hồ hởi mang hoa trái vườn nhà ra đãi vì quý “cô dự án”.
Vui buồn cùng dự án
Nếu hỏi Trần Thanh Huyền vì sao cô gái Hà Nội này từ bỏ một chỗ làm ổn định trong ngành ngân hàng để chọn những dự án phi chính phủ, câu trả lời sẽ khiến bạn không khỏi ngẫm nghĩ một chút về ý nghĩa cuộc sống...
Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, sau 7 năm làm việc tại một ngân hàng nhà nước, Huyền tham gia khóa Thạc sĩ Quản lý phát triển tại Philippines. Tại đây, cô được truyền đạt về phương pháp quản lý dự án và phẩm chất cốt lõi của người làm dự án: phải luôn quan tâm tới lợi ích cộng đồng và đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết.
Từ bỏ nguyên tắc lợi nhuận là tối cao của ngành ngân hàng, về nước, cô chọn các dự án phi chính phủ. Từ đó tới nay, Huyền đã “lang thang” qua nhiều tỉnh thành với các dự án của Oxfam, Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng Thế giới...
Hiện cô đang ở TPHCM làm điều phối viên cho một dự án phi chính phủ của Mỹ. Mỗi lần đi công tác dài ngày ở các tỉnh, chiếc xe máy mang biển số Hà Nội của cô lại phải di dời đến cơ quan vì sợ... trộm!
Phần thưởng lớn nhất đối với những người làm dự án phi chính phủ như Huyền chính là cuộc sống tốt đẹp hơn mà dự án mang lại cho bà con. Khi còn làm cho Dự án phát triển kinh tế phụ nữ của Oxfam Quebec, Huyền đã về Phong Dụ (Quảng Ninh) giúp phụ nữ ở đây phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống.
Cô gái Hà Nội lần đầu tiên chứng kiến cuộc sống khổ cực của người phụ nữ nơi đây, quanh năm quần quật với nương rẫy lợn gà nhưng không được nắm đồng tiền, không có tiếng nói trong gia đình, thậm chí có thể bị chính chồng mình... bán qua biên giới. Họ biết thêu thổ cẩm - những mũi thêu rất độc đáo - nhưng chỉ thêu lên váy, lên khăn của mình.
Dự án giúp họ tính toán sản xuất một cách kinh tế, giúp thiết kế những mẫu gối, khăn ăn, túi xách và tìm đầu ra cho sản phẩm. Khi dự án kết thúc, vẫn là núi rừng Phong Dụ thâm u, nhưng người phụ nữ nơi đây đã biết làm kinh tế, có tiếng nói trong gia đình và làm chủ cuộc đời mình. Huyền rất vui khi biết có một tổ chức phi chính phủ khác đang tiếp tục các dự án phát triển kinh tế khác với những phụ nữ nơi đây.
Ngoại ngữ, chuyên môn và kinh nghiệm
Hiện ở Việt Nam có hàng trăm dự án phi chính phủ, thông tin tuyển dụng rất nhiều, từ vị trí quản lý dự án, cán bộ dự án, điều phối viên đến phiên dịch, thư ký và trợ lý dự án. Nếu bạn có vốn ngoại ngữ, chuyên môn và kinh nghiệm, tại sao không thử cân nhắc một vị trí cho mình xem sao?
Vì đây là dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nên yếu tố đầu tiên bạn phải có, đó là ngoại ngữ. Hầu hết các vị trí đều đòi hỏi trình độ ngoại ngữ thành thạo cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Vì bạn có thể phải lập dự án, thuyết trình và bảo vệ những ý kiến của mình trước các “sếp Tây” ngay từ vòng tuyển dụng, nên dù bạn có “găm” chứng chỉ ngoại ngữ đầy mình nhưng không có thực lực thì cũng thất bại mà thôi.
Với vị trí phiên dịch, thư ký và trợ lý dự án, nhà tuyển dụng thường đòi hỏi 2, 3 năm kinh nghiệm. Nhưng với những vị trí cao hơn như quản lý, cán bộ và điều phối viên dự án, yêu cầu tuyển dụng thường là 5 năm, có khi 10, 15 năm. Khi phỏng vấn, người ta sẽ đưa ra rất nhiều những tình huống cụ thể, và kinh nghiệm của ứng viên sẽ bộc lộ thông qua việc xây dựng kịch bản tình huống.
Ví dụ: “Đối tác của bạn trong dự án đã bị chỉ trích là sử dụng tiền không đúng mục đích hoạt động của dự án. Bạn là cán bộ dự án phụ trách tỉnh đó, đối tác đó. Bạn sẽ xử lý như thế nào?”. Và đây là câu trả lời của người chiến thắng: “Tôi cần nghiên cứu kỹ xem vấn đề gì đã xảy ra, có thật là họ đã sử dụng vốn sai mục đích hay không hay đó chỉ là lời đồn ác ý, hoặc do hiểu lầm lẫn nhau, tức là tôi phải thẩm định thông tin cho chính xác. Nếu thực sự họ có sử dụng sai mục đích, tôi phải tìm hiểu động lực phía sau: vì tiền, vì không hiểu chính sách, hay vì lý do nào khác. Sau đó tôi phải có cách hành xử thật tế nhị vì nếu tôi làm họ bẽ mặt, có thể họ sẽ không hợp tác và dự án không thể hoạt động tại đó”.
Ở những vị trí chủ chốt, chuyên môn là yếu tố không thể thiếu. Nếu dự án về trẻ em, bạn phải có chuyên môn về trẻ em, làm về cấp thoát nước thì bạn phải có chuyên môn về cấp thoát nước.
Với một vị trí tuyển dụng, thường có đến 20 - 30 ứng viên. Sau khi lọc hồ sơ, sẽ có 2 - 3 vòng phỏng vấn. Ở vòng phỏng vấn đầu tiên, nhà tuyển dụng thường hỏi các vấn đề chung chung như: quá trình học hành của bạn, bạn có những kỹ năng gì thích hợp với vị trí này, quá trình công tác trước đây ra sao, tại sao lại chuyển vị trí... Nếu bạn ở xa, cuộc phỏng vấn thứ nhất không cần phải trực tiếp mà có thể qua điện thoại. Có nhiều trường hợp, nếu bạn ở xa và đã qua vòng 1, nhà tuyển dụng sẽ gửi cho bạn vé máy bay và chi phí ăn ở để bạn có thể tham gia phỏng vấn trực tiếp. Vòng cuối cùng sẽ là vô số các tình huống xây dựng kịch bản dành cho bạn.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng xét đến các kỹ năng khác như: kỹ năng xây dựng, thực hiện, giám sát dự án, kỹ năng làm việc cộng đồng và làm việc với cơ quan đối tác, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc tập thể và năng lực làm việc độc lập...
Tuy nhiên, đừng thấy những điều kiện tuyển dụng quá khắt khe mà nản lòng. Nếu bạn chưa tốt nghiệp hoặc mới ra trường, chưa có kinh nghiệm và những năng lực kể trên, bạn có thể nộp hồ sơ vào vị trí thực tập sinh. Làm và có lương đàng hoàng. Cùng với thời gian, có cơ hội cọ xát với công tác dự án, bạn sẽ tự tin để nộp đơn vào những vị trí cao hơn.
(Theo Thanh Niên)
Plan là một tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm, và làm việc trên 48 quốc gia. Có khoảng 1,5 triệu trẻ em và gia đình của các em đang hưởng lợi từ các chương trình của tổ chức. Trong giai đoạn 2007 và 2008, tổ chức đã gây quỹ trên 474 triệu €. Tổ chức do nhà báo John Langdon-Davies thành lập cùng với một nhân viên xã hội làm việc tại trại tỵ nạn tên là Eric Muggeridge. Tổ chức này không có bất kỳ mỗi liên quan chính trị hay tôn giáo nào. Tổ chức hoạt động chủ yếu tại các nước đang phát triển ở Trung và Nam Mỹ, Châu Phi và Nam và Đông Nam Á với số lượng nhân viên trên 6,000 người và hệ thống tình nguyện viên trên 50,000. Tổ chức Plan đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế công cộng, giáo dục, cư trú và các vấn đề sinh kế tại các cộng đồng mà tổ chức có mặt.
Bảo trợ trẻ em
Tổ chức Plan hoạt động trên hệ thống "bảo trợ trẻ em". Khoản thu nhập này đóng góp 70% thu nhập của tổ chức. Các cá nhân, tổ chức hoặc gia đình quan tâm sẽ đóng góp tiền cho Plan và có thể trao đổi thư từ với trẻ được bảo trợ, từ đó tạo nên mối quan hệ giữa người bảo trợ và trẻ được bảo trợ. Mỗi cá nhân, tổ chức hoặc gia đình có mối quan hệ với một đứa trẻ tại nước mà Plan làm việc. Hệ thống bảo trợ đảm bảo người bảo trợ có thể thấy đồng tiền họ bỏ ra được sử dụng vào đâu và biết rằng nó được sử dụng một cách hợp lý, khi họ nhận được thư trực tiếp từ đứa trẻ hưởng lợi từ dự án của Plan. Bảo trợ được thực hiện với mục đích tăng cường nhận thức cũng như gây quỹ cho các cộng đồng mà Plan đang làm việc tại đó.
Tiền trên toàn cầu của Plan được phân chia theo quy luật 80:20, có nghĩa là ít nhất 80% tiền được Plan sử dụng vào mục đích phát triển và 20% được chi trả cho việc gây quỹ (chủ yếu là thu hút thêm các nhà bảo trợ khác) cũng như quản lý. Mỗi văn phòng gây quỹ, hoạt động một cách độc lập với nhau sử dụng các phương pháp gây quy khác nhau ở mỗi người và một vài trong số cách đó tỏ ra hiệu quả hơn các cách còn lại. Văn phòng quốc gia gây quỹ tại Australia, Bỉ, Canade, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hong Kong, Iceland, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh và Mỹ.
Khoản tiền gây quỹ được dùng cho các dự án đem lại lợi ích cho cả cộng đồng trong đó trẻ em sinh sống mà không đưa trực tiếp tới đứa trẻ. Điều này tạo nên cơ hội phát triển cho trẻ bảo trợ cũng như cộng đồng của chúng. Phương pháp tiếp cận của Plan được gọi là Phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm. Chương trình mà Plan đang thực hiện là Chăm sóc và phát triển trẻ thơ toàn diện (ECCD). Sức khỏe sinh sản và tình dục bao gồm phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV; Giáo dục, Nước sạch và vệ sinh; Bảo vệ trẻ em, Đảm bảo quyền công dân và Quản lý nguy cơ thảm họa.